Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

ĐỀ 2+ ĐA. GIỮA KỲ II

Câu 1. Từ trường có thể được nhận biết bằng

A. bút thử điện.

C. nam châm thử.

B. kim thử bằng đồng.

D. kim thứ bằng bạc.

Câu 2. Khi đưa hai cực Nam của hai thanh nam châm thẳng đến gần nhau thì

A. chúng đẩy nhau.                         B. chúng hút nhau.

C. chúng khử từ tính nhau.             D. chúng không tương tác với nhau.

Câu 3. Chỉ ra phát biểu sai.

Nam châm được ứng dụng để

A. tìm các vật nhỏ làm bằng kim loại quý như bạc, vàng.

B. loại bỏ vụn sắt bị lẫn trong ngũ cốc, đường, bột.

C. tách quặng sắt khỏi tạp chất.

D. dọn rác sắt vụn ở các lòng sông, lòng kênh.

Câu 4. Trường hợp nào sau đây không xuất hiện lực từ

A. Nam châm đẩy kim nam châm.

B. Nam châm hút đinh sắt.

C. Nam châm đặt cạnh một sợi dây đồng nhỏ.

D. Nam châm đặt cạnh một dây dẫn mang điện.

Câu 5. Kim nam châm của một la bàn chỉ kí hiệu 180° S. Kim đang chỉ hướng nào?

A. Hướng đông. B. Hướng tây.

C. Hướng nam. D. Hướng bắc.

Câu 6. Khi tìm hướng địa lí bằng la bàn, hướng xác định được sẽ không còn chính

xác khi đặt là bàn

A. gần một viên pin 1,5 V.

C. gần một chai chứa đầy nước.

B. gần một cuộn dây thừng.

D. gần một cái kéo bằng thép.

Câu 7. Từ trưởng của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạnh nhất ở vùng xích đạo

B. Yếu nhất ở hai vùng cực Bắc và cựu Nam

C. Cực Nam địa từ và cực Nam địa lí trùng nhau.

D. Đường sức từ của từ trường Trái Đất là những đường cong.

Câu 8. Từ trường gây ra bởi nam châm điện sẽ đối chiều khi:

A. Đổi cực nguồn điện nối vào hai đầu cuộn dây.

B. Ngắt dòng điện chạy qua cuộn dây.

C. Tăng số pin mắc nối tiếp trong mạch điện.

D. Giảm số vòng dây quấn quanh lõi sắt.

Câu 9. Nam châm điện được sử dụng trong nhóm các thiết bị nào sau đây

A. Quạt điện, máy giặt.

B. Công tắc điện (loại thông thường), máy hút bụi.

C. Tủ lạnh, bóng đèn sợi đốt.

D. Chuông điện, la bàn.

Câu 10. Từ trường của nam châm điện có đặc điểm nào khác với từ trường của nam châm thắng?

A. Từ trường có hai cực từ.

B. Các cực từ cùng tên đẩy nhau.

C. Từ trường có thể tăng hoặc giảm độ mạnh yếu.

D. Từ trường tác dụng lực từ lên sắt, thép và các nam châm khác.

Câu 11. Ở cành giao (cây quỳnh – cành giao), chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhận?

A. Thân.                    B. Rễ.                       C. Gai.                       D. Hoa.

Câu 12. Nhóm cây nào sau đây đều là những cây ưa bóng mát?

A. Khoai, ngô, lá lốt, trầu không.

B. Phi lao, thông, xả cử, lúa, ngô.

C. Thông, xà cừ, hoàng tỉnh, phong lan.

D. Phong lan, lá lốt, vạn niên thanh.

Câu 13. Để chứng minh quang hợp giải phóng khi oxygen, người ta đặt một c rong vào cốc nước rồi để ngoài sáng. Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ quang hợp giải phóng khí oxygen?

A. Không có bọt khí sủi lên, mực nước trong cốc ổn định.

B. Không có bọt khi sủi lên, mực nước trong cốc tụt xuống ít.

C. Có bọt khi sủi lên, mực nước trong cốc ổn định.

D. Có bọt khi sủi lên, mực nước trong cốc tụt xuống nhiều.

Câu 14. Cho các ý sau

(1) Giới tính                                           (2) Độ tuổi

(3) Trạng thái sinh bị của cơ                 (4) Loại thức ăn

(5) Hình thức lao động.                         (6) Khẩu phần ăn hàng ngày

Nhu cầu dinh dưỡng của con người không phụ thuộc vào những yếu tố nào

kể trên?

A. (1). (3).           B. (2), (4).            C. (4), (6).                D. (5), (6)                    

Câu 15. Tinh bột là chất dự trữ đặc trưng ở:

A. thực vật.        B. nấm.             C. động vật.               D. vi khuẩn

Câu 16. Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?

A. Bệnh tiểu đường.                                 B. Bệnh bướu cổ.

C. Bệnh còi xương.                                  D. Bệnh gút.

Câu 17. Cho các ý sau:

(1) ATP là một hợp chất cao năng

(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác.

(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế

bào.

(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hoá trong tế bào đều sinh ra ATP.

ATP được coi là “Đồng tiền năng lượng của tế bào" vì

A. (1), (2), (3).                                        B. (3), (4).

C. (2), (3), (4).                                        D. (1), (2), (3), (4).

Câu 18. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là

A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

C. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.

D. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ khí oxygen để tổng hợp chất hữu cơ.

B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.

C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khi oxygen.

D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng diễn ra trong mọi cơ thể sinh vật.

Câu 20. Năng lượng tồn tại chủ yếu trong tế bào là

A. hóa năng, động năng                             B. nhiệt năng, thế năng

C. điện năng, động năng.                           D. hóa năng.

Câu 21. Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?

A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.

B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành khí carbon dioxitde, nước và giải phóng năng lượng ATP

C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hoá khử.

D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.

Căn 22. Trong cơ thể người, cơ quan hoạt động nhiều nhất là gì?

A. Não.               B. Tim.                  C. Phổi.                     D. Thân.

Câu 23. Điều kiện nào dưới đây là cần thiết để xác định cây xanh chủ yếu thải ra khí carbon dioxide trong quá trình hô hấp?

A. Sử dụng một cây có nhiều lá.                         B. Sử dụng một cây non.

C. Để cây trong điều kiện ngập nước.                 D. Làm thí nghiệm trong buồng tối

Câu 24. Ý nào dưới đây là không đúng?

A. Năng lượng của sinh giới được bắt đầu từ ánh sáng mặt trời, được cây xanh hấp thụ và chuyển thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.

B. Các chất hữu cơ được phân giải dần để tạo ra năng lượng dưới dạng ÂTP dùng cho các hoạt động của tế bào.

C. Động vật ăn thực vật để nhận năng lượng từ các chất hữu cơ.

D. Các vi sinh vật cũng nhận năng lượng từ thực vật rồi chuyển sang động vật.

Câu 25. Khí oxygen khuếch tán trực tiếp từ không khí thông qua các bề mặt ẩm và tế bào nhờ sự vận chuyển của máu có ở động vật nào dưới đây

A. Kiến.                     B. Cá voi.                    C. Giun đất.                   D. Ruổi.

Câu 26. Tại sao những cây ở trên cạn khi bộ rễ bị ngập nước lâu ngày lại chết

A. Rễ cây thiếu oxygen (không hô hấp bình thường được).

B. Chất độc hại bị tích luỹ làm cho tế bào lông hút bị chết.

C. Cây không hấp thụ được nước.

D. Cây không hấp thụ được muối khoáng

Câu 27. Bón phân quá liều sẽ không gây ra hậu quả gì dưới đây?

A. Gây độc hại cho cây.

B. Gây ô nhiễm nông sản.

C. Gây ô nhiễm môi trường đất và nước,

D. Không ảnh hưởng tới con người

Câu 28. Bạn Bình học sinh lớp 1A, nặng 45 kg, lượng nước tối thiểu mà Bình cần

dùng trong 1 ngày là:

 A. 1,6 lit.                    B. 1,5 lit.                        C. 1,8 lit.                       D. 2 lit.

Câu 29. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, để tránh cho cây không bị mất nước, người ta thường làm gì?

A. Nhúng ngập cây vào nước.                         B. Tỉa bớt lá.

C. Cắt ngắn rễ.                                                 D. Tưới đẫm nước cho cây

Câu 30. Phiến lá không có chức năng gì dưới đây?

A. Thu nhận ánh sáng, khí carbon dioxide để tạo chất hữu cơ cho cây.

B. Thu nhận ánh sáng để tạo chất vô cơ cho cây.

C. Thu nhận nước và khí oxygen để tạo chất vô cơ cho cây.

D. Thu nhận nước, ánh sáng và khí oxygen để tạo chất vô cơ cho cây.

Câu 31. Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ? Chọn phương án đúng nhất:

A. Để đáp ứng nhu cầu về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cho cây quang hợp.

B. Để đáp ứng nhu cầu về ánh sáng cho cây quang hợp

C. Để đáp ứng nhu cầu về nhiệt độ cho cây quang hợp.

D. Để đáp ứng nhu cầu về độ ẩm cho cây quang hợp.

Câu 32. Nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây là gì?

A. Đất, phân bón là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây.

B. Nước mưa mang nguồn đạm nhân tạo cho cây trồng.

C. Chất thải của động vật sống xung quanh là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.

D. Xác động, thực vật là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 33. Ở lá cây, ...... là bộ phận giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp.

A. lỗ khí.                  B. biểu bì.                        C. lục lạp.                  D. gân lá.

Câu 34. Ở các loài thực vật thuỷ sinh như sen, súng, số lượng khí khổng ở mặt trên của lá ...... so với mặt dưới của lá.

A. bằng.                   B. ít hơn.                        C. nhiều hơn.                 D. không có.

Câu 35. Quang hợp .... là quá trình chuyển hoá năng lượng ánh sáng và duy trì ...(3)... trong khí quyển.

Các số (1), (2), (3) lần lượt là:

A. có vai trò quan trọng, tổng hợp nên chất hữu cơ, sự cân bằng hàm lượng khí Oxygen và carbon dioxide.

B. tổng hợp nên chất vô cơ, lượng nước, lượng thức ăn.

C. có vai trò quan trọng, lượng nước, tổng hợp nên chất vô với

D. lượng thức ăn, có vai trò quan trọng, tổng hợp nên chất hữu cơ.

Câu 36. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho các loại cây quang hợp là từ ...(1)… đến..(2)... Nhiệt độ quá cao ...(3).. hay quá thấp ..(4)... sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp.

Các số (1), (2), (3), (4) lần lượt là:

A. 260 C, 350C, trên 400C, dưới 100 C

B. trên 400 C, 200 C, 350 C, dưới 100 C.

C. trên 400 C, 200 C, 350 C, dưới 150 C.

D. 250 C, 350 C, trên 400 C, trên 400 C.

Câu 37. Chất nào sau đây không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần ăn của người?

A. Tinh bột.          B. Đường glucoze.           C. Chất béo.           D. Vitamin A.

Câu 38. Điền chữ Đ vào (…) trước ý đúng và chữ S vào (…) trước ý sai.

(…) Cây xanh quang hợp mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối.

(…) Nhiệt độ không khí cũng là nhân tố gây ảnh hưởng đến cường độ quang hợp

(…) Hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí không ảnh hưởng đến

cường độ quang hợp.

(…) Độ ẩm trong không khí ảnh hưởng lớn đến quá trình quang hợp.

Câu 39. Điền chữ Đ vào (…) trước ý đúng và chữ S vào (…) trước ý sai.

(…) Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong cá tế bào khí khổng.

(…) Những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng gây ảnh hưởng chủ yếu đến sự thoát hơi nước.

(…) Những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khống là khí oxygen, carbon dioxide, các ion khoáng...

(…) Độ mở của khi khống tăng từ sáng đến trưa và khép lại lúc chiều tối.

khi

Câu 40.  Nối hình thức hô hấp của động vật ở cột (A) với tên động vật ở cột (B) cho phù hợp.

Hình thức hô hấp (A)

 

Tên động vật (B)

1. Qua bề mặt cơ thể

 

a) Cá mè

2. Bằng mang

 

b) Châu chấu

3. Bằng hệ thống ống khí

 

c) Trùng giày

4. Bằng phổi

 

d) Thủy tức

 

 

e) Ve sầu

 

 

g) Thỏ

 

 

h) Gà

 

Đáp án Đề 02 – Giữa kỳ II

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

A

C

C

D

D

A

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

B

C

A

A

B

C

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

B

A

D

C

A

D

C

B

D

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

A

D

C

A

A

D

Đ,Đ

S,S

Đ,Đ

S,S

1. c,d

2. a

3. b,e

4. g,h

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ 1+ĐA. GIỮA KỲ II

add_theme_support( 'post-thumbnails' ); set_post_thumbnail_size( 50, 50);   Câu 1. Nam châm thẳng có đặc tính nào sau đây A. Kh...