Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

Bài tập Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối: Bài 15 KHTN7

     


    Câu 1:

     Đối với nguồn sáng hẹp thì vùng phía sau vật cản sáng là

    A. vùng tối không hoàn toàn.

    B. vùng sáng.

    C. vùng tối.

    D. vùng sáng hoàn toàn.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: C

    Đối với nguồn sáng hẹp thì vùng phía sau vật cản sáng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là vùng tối.

    Câu 2:

     Chọn đáp án đúng nhất.

    A. Vùng tối là vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

    B. Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.

    C. Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.

    D. Cả A và C đều đúng.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: D

    A – đúng

    B – sai, vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới không rõ ràng với vùng sáng.

    C – đúng.

    Câu 3:

     Điều kiện để xảy ra hiện tượng nhật thực là gì?

    A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Trái Đất nằm giữa.

    B. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trời nằm giữa.

    C. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trăng nằm giữa.

    D. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: C

    Điều kiện để xảy ra hiện tượng nhật thực là Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trăng nằm giữa.

    Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối (ảnh 1)

    Câu 4:

     Vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng truyền tới gọi là

    A. vùng tối không hoàn toàn.

    B. vùng sáng.

    C. vùng tối.

    D. vùng sáng hoàn toàn.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: A

    Vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng truyền tới gọi là vùng tối không hoàn toàn (hay vùng nửa tối).

    Câu 5:

     Quan sát hình dưới và cho biết, đứng trên Trái Đất, ở chỗ vùng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, tại đó ta quan sát được hiện tượng gì?

    Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối (ảnh 2)

    A. Hiện tượng nhật thực một phần.

    B. Hiện tượng nguyệt thực một phần.

    C. Hiện tượng nhật thực toàn phần.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: C

    Hình vẽ trên biểu diễn hiện tượng nhật thực.

    Đứng trên Trái Đất, ở chỗ vùng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, tại đó ta quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần; ở chỗ vùng tối không hoàn toàn, nhìn thấy một phần Mặt Trời, đó là vùng có nhật thực một phần.

    Câu 6:

     Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?

    A. Điện năng.

    B. Quang năng.

    C. Nhiệt năng.

    D. Tất cả đều đúng.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: D

    Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng như điện năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng, ...

    Câu 7:

     Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây.

    Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những …

    A. chùm sáng.

    B. tia sáng.

    C. ánh sáng.

    D. năng lượng.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: A

    Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng.

    Câu 8:

     Có mấy loại chùm sáng thường gặp. Đó là các chùm sáng nào?

    A. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng giao nhau.

    B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.

    C. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng phân kỳ.

    D. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng giao nhau, chùm sáng phân kỳ.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: B

    Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.

    Câu 9:

     Người ta quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?

    A. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng.

    B. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.

    C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.

    D. Quy ước vẽ chùm sáng bằng các đoạn thẳng có sự giới hạn.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: C

    Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.

    Câu 10:

     Chọn đáp án sai.

    A. Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng gọi là tia sáng.

    B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.

    C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.

    D. Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: A

    Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng gọi là tia sáng.

     >> Xem tiếp nội dung liên quan:

    - Bài trước:

    Năng lượng ánh sáng - Tia sáng, vùng tối: Lý thuyết bài 15 KHTN lớp 7

    Bài tập Phản xạ âm: Bài 14 KHTN lớp 7

    Phản xạ âm: Lý thuyết bài 14 KHTN lớp 7

    Bài tập Độ to và độ cao của âm: Bài 13 KHTN lớp 7

    Độ to và độ cao của âm: Lý thuyết bài 13 KHTN lớp 7

    - Bài sau:

    Sự phản xạ ánh sáng: Lý thuyết bài 16 KHTN lớp 7

    Bài tập Sự phản xạ ánh sáng: Bài 16 KHTN lớp 7

    Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng: Lý thuyết bài 17 KHTN lớp 7

    Bài tập Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng: Bài 17 KHTN lớp 7

      Lời Kết:

            Như vậy là bạn đã biết một số dạng cơ bản Bài tập Năng lượng ánh sáng - Tia sáng, vùng tối - KHTN lớp 7. Để đọc thêm về các vấn đề khoa học tự nhiên, cũng như tìm hiểu nội dung trọng tâm bài Sự phản xạ ánh sáng: Lý thuyết bài 16 KHTN lớp 7. Bạn hãy ghé thăm Blog yeusachhay123 tại https://yeusachhay123.blogspot.com/. Chúng tôi cung cấp nhiều bài viết chất lượng và hữu ích để hỗ trợ sự hiểu biết của bạn về các khối kiến thức trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn chăm chỉ học tập và thành công nhé!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    ĐỀ 1+ĐA. GIỮA KỲ II

    add_theme_support( 'post-thumbnails' ); set_post_thumbnail_size( 50, 50);   Câu 1. Nam châm thẳng có đặc tính nào sau đây A. Kh...