Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

Bài tập Nguyên tố hóa học: Bài 3 KHTN7

 





Bài 2.1 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 7: 

Chọn phương án đúng. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử

A. có cùng số proton.

B. có cùng khối lượng nguyên tử.

C. có cùng số neutron.

D. có cùng số hạt proton, neutron và electron.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: A

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

Bài 2.2 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 7: 

Cho biết những nguyên tử nào trong bảng dưới đây thuộc cùng nguyên tố hóa học.

Nguyên tử

Số proton

Số neutron

Số electron

A1

2

2

2

A2

7

8

7

A3

1

3

1

A4

7

7

7

A5

6

7

6

A6

9

10

9

A7

1

2

1

Hướng dẫn:

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. Vậy:

- Nguyên tử A2 và A4 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì cùng có 7 proton.

- Nguyên tử A3 và A7 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì cùng có 1 proton.

Bài 2.3 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7:

a) Hoàn thành những thông tin còn thiếu về tên hoặc kí hiệu hóa học của các nguyên tố trong bảng sau.

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Sodium (natri)

 

 

Si

 

Mg

Potassium

 

 

Cl

Oxygen

 

 

N

b) Đọc tên của các nguyên tố hóa học có trong bảng trên.

Hướng dẫn:

a) Hoàn thiện bảng:

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Sodium (natri)

Na

Silicon

Si

Magnesium

Mg

Potassium

K

Chlorine

Cl

Oxygen

O

Nitrogen

N

b) Học sinh tự đọc tên các nguyên tố trong bảng theo phiên âm dưới đây:

Tên nguyên tố

Phiên âm Tiếng Anh

Sodium (natri)

/ˈsəʊdiəm/

Silicon

/ˈsɪlɪkən/

Magnesium

/mæɡˈniːziəm/

Potassium

/pəˈtæsiəm/

Chlorine

/ˈklɔːriːn/

Oxygen

/ˈɒksɪdʒən/

Nitrogen

/ˈnaɪtrədʒən/

Bài 2.4 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7: 

Hoàn thành bảng sau bằng cách điền thông tin thích hợp vào các ô trống.

Nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Ghi chú

Carbon

 

Kí hiệu có 1 chữ cái

Boron

 

Sulfur

 

Calcium

 

Kí hiệu có 2 chữ cái

Lithium

 

Silicon

 

Hướng dẫn:

Nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Ghi chú

Carbon

C

Kí hiệu có 1 chữ cái

Boron

B

Sulfur

S

Calcium

Ca

Kí hiệu có 2 chữ cái

Lithium

Li

Silicon

Si

Bài 2.5 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7: 

Thành phần hạt nhân của 2 nguyên tử X và Y được cho trong bảng sau:

 

X

Y

Số proton

6

8

Số neutron

7

7

a) Tính khối lượng của nguyên tử X và nguyên tử Y.

b) X và Y có thuộc cùng một nguyên tố hóa học không? Vì sao?

Hướng dẫn:

a) Khối lượng nguyên tử X: 6 . 1 + 7 . 1 = 13 (amu).

Khối lượng nguyên tử Y: 8 . 1 + 7 . 1 = 15 (amu).

b) X và Y không thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì không có cùng số proton (X có 6 proton còn Y có 8 proton).

Bài 2.6 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: 

Hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng sau:

Nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố

Khối lượng nguyên tử

Số proton

Số neutron

Số electron

Argon

 

10

10

 

 

Phosphorus

 

15

 

 

31

Calcium

 

 

20

20

 

Aluminium

 

13

14

 

 

Lời giải:

Nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố

Khối lượng nguyên tử

Số proton

Số neutron

Số electron

Argon

Ar

10

10

10

20

Phosphorus

P

15

16

15

31

Calcium

Ca

20

20

20

40

Aluminium

Al

13

14

13

27

Bài 2.7 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7: 

Bằng cách xác định các loại đá chính và tính trung bình thành phần nguyên tố của chúng, chúng ta có thể ước tính được sự phong phú của các nguyên tố trong lớp vỏ Trái Đất. Biểu đồ nguyên tố trong lớp vỏ Trái Đất cho biết tỉ lệ phần trăm về khối lượng và số nguyên tử của các nguyên tố khác nhau trong vỏ Trái Đất.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều (ảnh 1)

a) Viết kí hiệu hóa học của ba nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất theo dữ liệu trên.

b*) Giải thích vì sao nguyên tố sodium có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử bằng nguyên tố calcium nhưng tỉ lệ phần trăm khối lượng lại nhỏ hơn.

Hướng dẫn:

a) Kí hiệu hóa học của ba nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất:

+ Oxygen kí hiệu hóa học là O.

+ Silicon kí hiệu hóa học là Si.

+ Aluminium kí hiệu hóa học là Al.

b) Tổng khối lượng của nguyên tố = (số nguyên tử) × (khối lượng của một nguyên tử).

Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của sodium bằng tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của calcium, tức là số nguyên tử sodium bằng số nguyên tử calcium.

Tuy nhiên, khối lượng của một nguyên tử calcium (40 amu) lại gấp khoảng 1,74 lần khối lượng một nguyên tử sodium (23 amu).

Do vậy, nguyên tố sodium có tỉ lệ phần trăm số nguyên tử bằng nhưng tỉ lệ phần trăm khối lượng lại nhỏ hơn nguyên tố calcium.

>> Xem tiếp nội dung liên quan:

Bài tập Nguyên tử: Bài 2 KHTN lớp 7

Bài tập Bài mở đầu: Khoa học tự nhiên lớp 7

Bài tập Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn: Bài 4 KHTN lớp 7


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỀ 1+ĐA. GIỮA KỲ II

add_theme_support( 'post-thumbnails' ); set_post_thumbnail_size( 50, 50);   Câu 1. Nam châm thẳng có đặc tính nào sau đây A. Kh...