Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

Bài tập Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn: Bài 4 KHTN7

     


    Câu 1:

     Số thứ tự nhóm A bằng:

    A. số electron trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm đó;

    B. số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm đó;

    C. số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm đó;

    D. số hiệu nguyên tử của nguyên tố thuộc nhóm đó.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: C

    Số thứ thự nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm đó.

    Câu 2:

    Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

    A. mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm;

    B. mở đầu chu kì là một phi kim điển hình, cuối chu kì là một kim loại điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm;

    C. mở đầu chu kì là một khí hiếm (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình;

    D. mở đầu chu kì là một phi kim điển hình, cuối chu kì là một khí hiếm và kết thúc chu kì là một kim loại điển hình.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: A

    Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1), cuối chu kì là một phi kim điển hình và kết thúc chu kì là một khí hiếm.

    Câu 3:

    Khẳng định nào sai?

    A. Các nguyên tố hóa học được chia thành 3 loại: kim loại, phi kim và khí hiếm;

    B. Các nguyên tố nhóm IA, IIA và IIIA là kim loại (trừ hydrogen và boron);

    C. Các nguyên tố ở nhóm VA, VIA là phi kim;

    D. Các nguyên tố ở nhóm VIIIA là khí hiếm.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: C

    Trong các nhóm VA, VIA ở phía cuối nhóm vẫn có các nguyên tố kim loại.

    Vì vậy, ta chỉ khẳng định: Hầu hết các nguyên tố ở nhóm VA, VIA là phi kim.

    Do đó, khẳng định C sai.

    Câu 4: 

    Biết nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron và 1 electron lớp ngoài cùng. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

    A. ô thứ 11, chu kì 1, nhóm IIIA;

    B. ô thứ 10, chu kì 3, nhóm IA;

    C. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm IIIA;

    D. ô thứ 11, chu kì 3, nhóm IA.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: D

    Ta có: Số thứ tự chu kì = số lớp electron;

    Số thứ tự nhóm A = số electron lớp ngoài cùng;

    Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử Z = số electron.

    Do đó, X có 3 lớp electron nên X ở chu kì 3; 1 electron lớp ngoài cùng nên ở nhóm IA.

    Mà lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ 2 có tối đa 8 electron, lớp thứ 3 ngoài cùng có 1 electron nên X có 2 + 8 + 1 = 11 electron. Vậy X ở ô thứ 11.

    Câu 5: 

    Cho nguyên tố Y có số hiệu nguyên tử là 18. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy xác định thông tin nào dưới đây sai?

    A. Y có tên là argon, kí hiệu hóa học là Ar;

    B. Y ở ô thứ 18, chu kì 3;

    C. Y ở nhóm VIIIA;

    D. Y là một phi kim điển hình.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: D

    Thông tin sai là D.

    Vì Y ở nhóm VIIIA mà nhóm VIIIA là nhóm các nguyên tố khí hiếm. Do đó Y là một nguyên tố khí hiếm.

    Câu 6:

    Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là

    A. Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử;

    B. Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử;

    C. Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau;

    D. Cả A, B và C.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: D

    Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:

    - Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử;

    - Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử;

    - Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau;

    Câu 7: 

    Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm

    A. Ô nguyên tố;

    B. Chu kì;

    C. Nhóm;

    D. Cả A, B và C.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: D

    Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm:

    - Ô nguyên tố;

    - Chu kì;

    - Nhóm;

    Câu 8: 

    Số hiệu nguyên tử Z là số thứ tự của

    A. Chu kì;

    B. Ô nguyên tố;

    C. Nhóm;

    D. Cả A, B và C đều sai.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: B

    Số hiệu nguyên tử Z là số thứ tự của ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

    Câu 9: 

    Chu kì gồm

    A. các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron;

    B. các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau;

    C. các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số proton;

    D. các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: A

    Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

    Câu 10:

    Bảng tuần hoàn hiện nay gồm

    A. 118 nguyên tố, 7 chu kì và 18 nhóm;

    B. 108 nguyên tố, 8 chu kì và 18 cột;

    C. 118 nguyên tố, 7 chu kì và 18 cột;

    D. 108 nguyên tố, 8 chu kì và 8 nhóm.

    Hướng dẫn: 

    Đáp án: C

    Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 118 nguyên tố; 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7; và 18 cột trong đó có 8 cột nhóm A (đánh số thứ tự từ IA đến VIIIA) và 10 cột nhóm B.

     >> Xem tiếp nội dung liên quan:

    - Bài trước:

    Sơ lược Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn: Lý thuyết bài 4 KHTN lớp 7

    Bài tập Nguyên tố hóa học: Bài 3 KHTN lớp 7

    Nguyên tố hóa học: Lý thuyết bài 3 KHTN lớp 7

    Bài tập Nguyên tử: Bài 2 KHTN lớp 7

    - Bài sau:

    Phân tử - Đơn chất – Hợp chất: Lý thuyết bài 5 KHTN lớp 7

    Bài tập Phân tử - Đơn chất – Hợp chất: Bài 5 KHTN lớp 7

    Giới thiệu về liên kết hóa học: Lý thuyết bài 6 KHTN lớp 7

    Bài tập Giới thiệu về liên kết hóa học: Bài 6 KHTN lớp 7

     Lời Kết:

    Như vậy là bài viết đã cung cấp cho bạn một số câu hỏi trắc nghiệm điển hình kèm theo đáp án và lời giải thích cụ thể về Bảng hệ thống tuần hoàn. Để đọc thêm về các vấn đề khoa học tự nhiên, cũng như tìm hiểu nọi dung bài Phân tử - Đơn chất – Hợp chất: Lý thuyết bài 5 KHTN lớp 7. Hãy ghé thăm Blog yeusachhay123 tại https://yeusachhay123.blogspot.com/.  Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp những bài viết chất lượng và hữu ích để hỗ trợ sự hiểu biết của bạn về môn KHTN7 và thế giới xung quanh. Chúc bạn luôn chăm chỉ học tập và thành công nhé!


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    ĐỀ 1+ĐA. GIỮA KỲ II

    add_theme_support( 'post-thumbnails' ); set_post_thumbnail_size( 50, 50);   Câu 1. Nam châm thẳng có đặc tính nào sau đây A. Kh...