Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

ĐỀ + HD số 01 KHTN7

     

     

    Câu 1. 

    Nhận xét nào sau đây sai?

    A. Nguyên tử là hạt vô cùng lớn, có dạng hình cầu, trung hoà về điện.

    B. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt nhỏ hơn là proton, neutron và electron.

    C. Nguyên tử có cấu tạo từ 2 phần: Hạt nhân nguyên tử và lớp vỏ

    D. Nguyên tử có cấu trúc rỗng.

    Đáp án: A

    Nguyên tử là hạt vật chất vô cùng nhỏ bé được tạo nên từ 3 loại hạt nhỏ hơn là proton, neutron và electron.

    Câu 2. 

    Cho mô hình 3 nguyên tử như sau:

    Kí hiệu hoá học tương ứng với 3 nguyên tử trên lần lượt từ trái sang phải là

    A. K. Mn, S.         B. Na, C, N.        C. Fe, Cu, O.         D. K, Mg, Si.

    Đáp án: D

     

    Câu 3. 

    Nhận xét nào sau đây đúng?

    A. Nguyên tử cấu trúc đặc gồm các electron bao bọc quanh hạt nhân.

    B. Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

    C. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.

    D. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.

    Đáp án: A

    Vì nguyên tử cấu trúc RỖNG gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

    Câu 4. 

    Từ mô hình nguyên tử magnesium (Mg) (Hình dưới), nhận xét nào sau đây đúng?

    A. Có 12 hạt proton, 17 hạt electron. 12 hat neutron trong 1 nguyên tử.

    B. Có 12 hạt proton, 12 hạt electron trong 1 nguyên tử

    C. Có 24 hạt proton, 24 hạt electron, 24 hạt neutron trong 1 nguyên tử,

    D. Có 12 hạt proton, 12 hạt electron, 13 hạt neutron trong 1 nguyên tử

    Đáp án: B

     

    Câu 5. 

    Công thức hoá học của nguyên tố X với chlorine (Cl) là XCl3 và công thức hoá học của nguyên tố Y với hydrogen là H2Y. Công thức hoá học tạo thành giữa X và Y là:

      A. X2Y3             B. XY2                    C. X3Y2                      D. XY.

    Đáp án: A

    (Vì XCl3 suy ra X có hóa trị III; H2Y suy ra Y có hóa trị II nên công thức hóa học giữa X và Y là X2Y3 nên chọn đáp án A)

    Câu 6. 

    Nguyên tử trung hoà về điện vì:

    A. số hạt neutron trong hạt nhân bằng số hạt electron trong lớp vỏ nguyên tử.

    B. số hạt proton bằng số hạt neutron trong hạt nhân nguyên tử.

    C. số hạt proton trong hạt nhân bằng tổng số hạt neutron và electron trong nguyên tử.

    D. số hạt proton trong hạt nhân bằng số hạt electron trong lớp vỏ nguyên tử.

    Đáp án: D

    Vì số hạt proton trong hạt nhân mang điện tích dương bằng số hạt electron mang điện tích âm trong lớp vỏ nguyên tử nên nguyên tử ở trạng thái cơ bản luôn trung hòa về điện.

    Câu 7. 

    Thuốc muối chữa đau dạ dày, làm trắng răng.... có công thức hoá học là NaHCO3. Tên các nguyên tố hoá học tạo nên thuốc muối là

    A. sodium, hydrogen, calcium, oxygen.

    B. sodium, hydrogen, copper, oxygen.

    C. sodium, hydrogen, chromium, oxygen.

    D. sodium, hydrogen, carbon, oxygen.

    Đáp án: D 

    Vì sodium: Na, hydrogen: H, carbon: C , oxygen: O

    Câu 8.

     Cho biết tổng số hạt proton và neutron trong hạt nhân nguyên tử oxygen là 16, số đơn vị điện tích hạt nhân là +8. Số hạt mỗi loại trong 1 nguyên tử oxygen lần lượt là

    A. 7p, 8n, 7e.         B. 8p. 8n, 7e.             C. 8p, 8n, 8e.          D. 8p. 9n, 8e.

    Đáp án: C

     

    Câu 9. 

    Nhận xét nào sau đây đúng?

    A. Khối lượng hạt nhân nguyên tử xấp xỉ khối lượng nguyên tử.

    B. Nguyên tử hydrogen nặng hơn nguyên tử helium.

    C. Nguyên tử oxygen nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tử.

    D. Khối lượng nguyên tử của carbon bằng 16 amu.

    Đáp án: A

    Câu 10. 

    Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn khối lượng phân tử hydrogen 31 lần. X có kí hiệu hoá học là

    A. K.                     B. Na.              C.H.                 D. Fe.

    Đáp án: B 

    Vì MX2O  = 2MX + MO = 31MH2 Suy ra MX = (31MH2 – MO):2 = (31.2 – 16):2 = 46:2 = 23 nên X là Na

    Câu 11. 

    Nhận xét nào sau đây đúng?

    A. Đơn chất là những chất do hai hay nhiều nguyên tố hoá học tạo thành.

    B. Hợp chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học.

    C. Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau bằng

    liên kết hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

    D. Đem chất được phân loại thành đơn chất vô cơ và đơn chất hữu cơ.

    Đáp án: C

    Câu 12. 

    Từ mô hình nguyên tử calcium (Hình dưới), nhận xét nào sau đây sai?

    A. Hạt nhân nguyên tử calcium có chứa 20 hạt proton.

    B. Lớp vỏ nguyên tử calcium có chứa 20 hạt electron.

    C. Hạt nhân của nguyên tử calcium có chứa 20 hạt electron và 20 hạt proton.

    D. Nguyên tử calcium có số điện tích hạt nhân là +20.

    Đáp án: C 

    Câu 13. 

    Cho mô hình nguyên tử của một số nguyên tố như hình dưới đây:

    Kí hiệu hoá học tương ứng với 4 nguyên tố (A), (B), (C), (D) lần lượt là:

    A. He, Ca, Al, Ca.        B. Cu, Fe, Mg, Na.     C. He, C, Al, Ca. D. H, C, Na, Cl.

    Đáp án: C

     Câu 14. 

    Cho mô hình nguyên tử sodium (Na) dưới đây:

    Nguyên từ sodium có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

    A. 1.                          B. 2.                         C. 3.                            D. 11.

    Đáp án: D

    Vì số electron = số proton = số đơn vị điện tích hạt nhân (+11) nên số e = 11

    Câu 15. 

    Nguyên tố X ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA. Nhận xét nào sau đây sai?

    A. X có 4 electron lớp ngoài cùng.

    B. Lớp vỏ nguyên tử của X có 20 hạt electron.

    C. X mang điện tích là +20 trong hạt nhân.

    D. X có 4 lớp electron.

    Đáp án: A

    Vì X ở nhóm IIA Suy ra X có 2 electron lớp ngoài cùng nên đáp án A sai 

    Câu 16. 

    Dãy chất chỉ chứa các đơn chất là:

    A. NaCl, H2, H2O, O2                     B. Mg, H2, Si, Ag.

    C. CuSO4, NaCl, NaHCO3                  D. KCN, H2SO4, HCI, O2.

    Đáp án: B

    (Vì đơn chất tồn tại ở dang nguyên tử hay phân tử của cùng 1 loại nguyên tố nên chon đáp án B)

    Câu 17. 

    Cho các chất: HCl, O2, CO2, CaCO3, Zn, H2, NaOH. Số hợp chất là:

    A. 2.                B. 4.              C. 5.                     D. 7.

    Đáp án: B

    (Vì hợp chất được tạo bởi từ 2 hay nhiều nguyên tử của nguyên tố khác nhau)

    Câu 18. 

    Khối lượng phân tử (tính theo amu) của các chất CuSO4, CaCO3, NaOH, Fe2(SO4)3 lần lượt có giá trị là:

    A. 160, 100, 40, 400.            B. 120, 102, 40, 400.

    C. 160, 120, 102, 310.          D. 160, 100, 40, 310.

    Đáp án: D

    Vì MCúO4 = 64 + 16.4 = 160 ; MCaCO3 = 40 + 12 + 16.3 = 100; MFe2(SO4)3 = 56.2 + (32+16.4).3 = 400 

    Câu 19. 

    Cho các nguyên tử sau: X (6p, 6n); Y (6p, 7n); Z (8p, &n); T (6p, 8n). Những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là:

    A. X. Y. T.                 B. X, Z.                    C. Y, T.                D. Y, Z.

    Đáp án: A

    Vì nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.

    Câu 20. 

    Nguyên tố Y tạo hợp chất với oxygen có công thức Y2O3. Hợp chất tạo bởi Y với nhóm hydroxyl có khối lượng phân tử bằng 107 amu. Kí hiệu hoá học của Y là:

    A. Al.                        B. Cr.                        C. Au.                  D. Fe.

    Đáp án: D

    Vì Y2O3 suy ra Y có hóa trị III, suy ra hợp chất tạo bởi Y với nhóm hydroxyl coa công thức Y(OH)3

     MY(OH)3 = MY + 3MOH = 107 (amu) Suy ra MY = (107 – 3MOH) = (107 – 3.17) = 56 suy ra Y là iron (Fe) 

    Câu 21. 

    Trên nhãn của một loại thuốc phòng bệnh loãng xương, giảm đau xương khớp có ghi các từ “calcium”, “magnesium”, “zine”. Đó là 3 nguyên tố hoá học có trong thành phần thuốc để bổ sung cho cơ thể. Các nguyên tố trên có kí hiệu hoá học lần lượt là

    A. Ce, Mn, Zn.          B. Ca, Mg, Zn.           C. K, Mn, Zn.            D. Cr, Mg, Fe.

    Đáp án: B

    Vì  calcium (Ca), magnesium (Mg), zine (Zn) nên chọn B

    Câu 22. 

    Nhận xét nào sau đây sai?

    A. Nguyên tử của nguyên tố khí hiếm có 2 hoặc 8 electron lớp ngoài cùng bền vững.

    B. Nguyên tử khi bị mất đi electron, nó thành hạt mang điện tích dương (+) gọi

    là ion dương.

    C. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm

    D. Nguyên tử khi nhận thêm electron, nó thành hạt mang điện tích âm (-) gọi là ion âm.

    Đáp án: C

    Vì Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành bởi sự dùng chung 1 hay nhiều cặp electron hóa trị giữa các nguyên tử 

    Câu 23. 

    Liên kết trong phân tử NaCl thuộc loại nào dưới đây?

    A. Liên kết kim loại.                          B. Liên kết cộng hoá trị

    C. Liên kết cho nhận.                         D. Liên kết ion.

     Đáp án: D 

    Vì liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương (Na+) và ion âm (Cl-)

    Câu 24. 

    Dãy nào dưới đây gồm các chất có liên kết cộng hoá trị trong phân tử?

    A. NaCl, H2SO4, BaCl2, CuO.                      B. H2, Cl2, HCl, CO2.

    C. H2O, H2S, NH3, KCl                                     D. CO2, N2, CH2, CaCl2.

    Đáp án: B

    Vì  các chất có liên kết cộng hoá trị trong phân tử được hình thành từ những nguyên tố phi kim với nhau

    Câu 25. 

    Ba nguyên tố có trữ lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất là

    A. oxygen, iron, hydrogen.                               B. oxygen, silicon, iron.

    C. oxygen, silicon, aluminium.                         D. oxygen, hydrogen, calcium.

    Đáp án: C

    Vì oxygen chiếm khoảng 46,1%, silicon khoảng 28,2%, aluminium khoảng 8,2% 

    Câu 26. 

    Cho các kí hiệu hoá học: Na, O, N, H, Cl. Dãy viết tên đúng (theo thứ tự) của các nguyên tố trên là:

    A. sodium, oxygen, calcium, hydrogen, chlorine.

    B. phosphorus, oxygen, nitrogen, mercury, chlorine.

    C. neon, oxygen, nitrogen, hydrogen, chlorine.

    D. sodium, oxygen, nitrogen, hydrogen, chlorine.

    Đáp án: D

     Vì  sodium (Na), oxygen (O), nitrogen (N), hydrogen (H), chlorine (Cl).

    Câu 27. 

    Nhận xét nào sau đây sai?

    A. Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

    B. Nguyên tố hoá học có tên và kí hiệu hoá học riêng.

    C. Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái; trong đó, chữ cái đầu tiên viết ở dạng in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) được viết ở dạng chữ thường,

    D. Liên kết trong phân tử H2 được hình thành bằng cách dùng chung 2 cặp electron.

    Đáp án: D

     Liên kết trong phân tử H2 được hình thành bằng cách dùng chung 1 cặp electron do mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron.

    Câu 28. 

    Số cặp electron dùng chung trong phân tử nước giữa 1 nguyên tử oxygen với 2 nguyên tử hydrogen là: 

    A.2.                     B. 1.                     C. 3.                  D. 4.

    Đáp án: A

     Liên kết trong phân tử H2O được hình thành bằng cách dùng chung 2 cặp electron do mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron và nguyên tử O góp chung 2  electron. 

    Câu 29. 

    Số cặp electron dùng chung giữa 2 nguyên tử nitrogen trong phân tử N2 là:

    A. 2.                    B. 1.                      C. 3.                 D. 4.

    Đáp án: C

     Liên kết trong phân tử N2 được hình thành bằng cách dùng chung 3 cặp electron do mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron.

    Câu 30. 

    Công thức hoá học trong đó nitrogen có hóa trị II là:

    A. N2O5              B. NO2                  C. NH3                D. NO.

    Đáp án: D

    Vì Oxygen có hóa trị II nên từ công thức NO Suy ra Nitrogen có hóa trị II  

    Câu 31. 

    Cho các nguyên tử sau: X (7p, 7n, 7e), Y (7p, 8n, 7e), Z (7p, 9n, 7e).

    Nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học là:

     A. X và Y              B. X và Z.                 C. Y và Z                  D. X,Y và Z.

    Đáp án: D

    Vì nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.

    Câu 32. 

    Công thức hoá học giữa nguyên tố Ba có hoá trị II và nhóm PO4 có hoá trị III là:

    A. BaPO4                    B. Ba3(PO4)2                  C. Ba3PO4                     D. Ba2PO4

    Đáp án: B

    Vì: (Hóa trị x chỉ số của nguyên tố) trong phân tử phải bằng nhau thì mới đảm bảo phân tử trung hòa về điện.

    VD: Ba3(PO4)2 thì 3.II = 2.III 

    Câu 33. 

    Trong bảng tuần hoàn ngày nay, các nguyên tố hoá học được xếp theo chiều tăng dần của đại lượng nào sau đây?

    A. Số điện tích hạt nhân.                                  B. Khối lượng nguyên tử.

    C. Số diện tích lớp vỏ electron.                        D. Số hạt neutron trong hạt nhân.

    Đáp án: A

    Trong bảng tuần hoàn ngày nay, các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều tăng dần của số đơn vị điện tích hạt nhân. 

    Câu 34. 

    Cho 1 ô nguyên tố hoá học dưới đây. Những thông tin về nguyên tố hoá học này là:

    A. Số hiệu nguyên tử là 16, kí hiệu hoá học là O, tên nguyên tố là oxygen, khối lượng nguyên tử là 8 aum. 

    B. Số hiệu nguyên tử là 8, kí hiệu hoá học là O, tên nguyên tố là oxygen, khối lượng nguyên tử là 8 aum. 

    C. Số hiệu nguyên từ là 8, kí hiệu hoá học là O, tên nguyên tố là oxygen, khối lượng nguyên tử là 16 amu. 

    D. Số hiệu nguyên tử là 16, kí hiệu hoá học là O, tên nguyên tố là oxygen, khối lượng nguyên tử là 16 aum.

    Đáp án: C 

    Câu 35. 

    Phần trăm khối lượng (%) của các nguyên tố Al, S, O có trong phân tử Al2(SO4)3 lần lượt là:

    A. 36,00%; 42,67%; 21,33%.                          B. 36,00%; 21,33%; 42,67%.

    C. 15,79%; 28,07%; 56,14%.                            D. 15,79%; 18,71%; 65,50%.

    Đáp án: D

    Vì MAl2(SO4)3 = 27.2 + (32+16.4).3 = 54 + 96.3 = 342 (amu)

     

    Câu 36. 

    Nguyên tố iron (sắt) có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nó là vật liệu quan trọng trong xây dựng nhà cửa và các công trình giao thông.... Ngoài ra sắt còn là thành phần của tế bào máu trong cơ thể động vật. Nguyên tố sắt có vị trí trong bảng tuần hoàn là:

    A. Ô số 56, nhóm VIIB, chu kì I.                    B. Ô số 56, nhóm VIIIB, chu kì 4.

    C. Ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 3.                  D. Ô số 26, nhóm VIIIB, chu kì 4.

    Đáp án: D

    Câu 37. 

    Nhận xét nào sau đây sai?

    A. Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

    B. Khi các nguyên tử của 2 nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hoá trị và số nguyên tử của nguyên tố A bằng tích giữa hoá trị và số nguyên tử của nguyên tố B.

    C. Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

    D. Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hoá học tạo thành.

    Đáp án: C

    Vì liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử là liên kết công hóa trị

    Câu 38. 

    Nguyên tố X nằm ở chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Một số thông tin đúng về nguyên tố X là:

    A. X là nguyên tố phosphorus, nằm ở ô số 32, có 32 hạt electron, 31 hạt proton, 32 hạt neutron, có tính phi kim.

    B. X là nguyên tố sulfur, nằm ở ô số 16, có 16 hạt electron, 16 hạt proton, có tính phi kim.

    C. X là nguyên tố oxygen, nằm ở ô số 8, có 8 hạt electron, 8 hạt proton, có tính phi kim.

    D. X là nguyên tố aluminium (nhôm), nằm ở ô số 13, có 13 hạt electron, 13 hạt proton, có tính kim loại.

    Đáp án: B

    Vì X thuộc chu kỳ 3 nên có 3 lớp electron; X thuộc nhóm VIA nên có 6 electron lớp ngoài cùng. Suy ra X có: 2 electron (lớp 1) + 8 electron (lớp 2) + 6 electron (lớp 3) = 16 electron

    Suy ra: số đơn vị điện tích hạt nhân của X là 16+; X thuộc ô số 16, có 16 hạt electron, 16 hạt proton, có tính phi kim (do nằm ở nhóm VIA).

    Câu 39. 

    Theo hoá trị của iron (sắt) trong hợp chất hoá học FeO, thì công thức hoá học của Fe liên kết với nhóm nguyên tử SO4 có hoá trị II là:

    A. Fe2SO4            B. Fe3(SO)4         C. FeSO4       D. Fe2(SO)4

    Đáp án: C

    Vì khi các nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) của 2 nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tố) A, B liên kết với nhau thì tích giữa hoá trị và số nguyên tử của nguyên tố A PHẢI BẰNG  tích giữa hoá trị và số nguyên tử của nguyên tố B

    Câu 40.

    Hợp chất M(OH)3 có khối lượng phân tử là 78 amu. Tên và kí hiệu hoá học của M là:

    A. iron (Fe).           B. aluminium (Al).     C. chromium (Cr).    D. boron (B).

    Đáp án: B

    Vì MM(OH)3 = MM + 3MOH = 78 (amu) Suy ra: MM = 78 - 3MOH = 78 - 3.17 = 27 (amu) nên M là aluminium (Al)

    >> Xem tiếp nội dung liên quan:


    Bài tập Nguyên tố hóa học: Bài 3 KHTN lớp 7

    Nguyên tố hóa học: Lý thuyết bài 3 KHTN lớp 7

    Bài tập Nguyên tử: Bài 2 KHTN lớp 7

    Bài tập Sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn: Bài 4 KHTN lớp 7

    Phân tử - Đơn chất – Hợp chất: Lý thuyết bài 5 KHTN lớp 7

    Bài tập Phân tử - Đơn chất – Hợp chất: Bài 5 KHTN lớp 7

    Giới thiệu về liên kết hóa học: Lý thuyết bài 6 KHTN lớp 7

    Lời Kết:

         Như vậy là bạn đã ôn được 01 đề ôn giữa kỳ I KHTN7. Để tiếp tục ôn luyện đề ôn số 02 giữa kỳ I KHTN7. Hãy ghé thăm Blog yeusachhay để có thêm nguồn thông tin hữu ích về môn KHTN7 và định hình sự thành công trong hành trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập chăm chỉ và thành công nhé!




     

     

     


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    ĐỀ 1+ĐA. GIỮA KỲ II

    add_theme_support( 'post-thumbnails' ); set_post_thumbnail_size( 50, 50);   Câu 1. Nam châm thẳng có đặc tính nào sau đây A. Kh...