Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

Bài tập Chế tạo nam châm điện đơn giản: Bài 20 KHTN7

     


    Câu 1:

     Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì?

    A. Làm tăng từ trường của nam châm điện.

    B. Làm tăng thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.

    C. Làm giảm thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.

    D. Làm giảm từ tính của ống dây.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: A

    Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.

    Câu 2:

     Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện thay đổi như thế nào?

    A. Tăng lên.

    B. Giảm đi.

    C. Lúc tăng, lúc giảm.

    D. Không đổi.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: A

    Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện tăng lên (khả năng hút các vật liệu từ tính mạnh hơn).

    Câu 3:

     Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?

    A. Loa điện.

    B. Chuông điện.

    C. Bàn là.

    D. Cả A và B.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: D

    Loa điện, chuông điện, xe cẩu dọn rác, rơle điện từ, … đều có bộ phận cơ bản là nam châm điện.

    Câu 4:

     Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.

    Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …

    A. điện trường.

    B. từ trường.

    C. trường hấp dẫn.

    D. trong trường.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: B

    Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường.

    Câu 5:

     Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?

    A. Đặt gần nam châm điện một miếng đồng.

    B. Đặt gần nam châm điện một miếng nhôm.

    C. Đặt gần nam châm điện một miếng gỗ.

    D. Đặt gần nam châm điện một miếng sắt.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: D

    Khi ống dây trở thành nam châm điện thì nó có khả năng hút các vật liệu từ tính như sắt, thép, coban, niken, …

    Nhôm, đồng, gỗ là các vật liệu không có từ tính.

    Câu 6:

     Nam châm điện có cấu tạo gồm:

    A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.

    B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.

    C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.

    D. Nam châm.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: B

    Nam châm điện có cấu tạo gồm cuộn dây dẫn và lõi sắt non.

    Câu 7:

     Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

    A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.

    B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.

    C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.

    D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: B

    Lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non vì dùng lõi thép thì sau khi bị nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.

    Câu 8:

     Chọn đáp án sai.

    A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.

    B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.

    C. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.

    D. Cả A và B đều đúng.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: C

    A – đúng

    B – đúng

    C – sai, từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại khi có dòng điện chạy trong ống dây dẫn.

    Câu 9:

     Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy

    A. chiều của từ trường không đổi.

    B. chiều của từ trường thay đổi một góc 900.

    C. chiều của từ trường thay đổi một góc 1800.

    D. chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì.

    Hướng dẫn:

    Đáp án: C

    Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy chiều của từ trường thay đổi một góc 1800.

    Câu 10:

     Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?

    A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.

    B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện.

    C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện.

    D. Cả B và C

    Hướng dẫn:

    Đáp án: A

    Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.

     >> Xem tiếp nội dung liên quan:

    - Bài trước:

    Chế tạo nam châm điện đơn giản: Lý thuyết bài 20 KHTN lớp 7

    Bài tập Từ trường: Bài 19 KHTN lớp 7

    Từ trường: Lý thuyết bài 19 KHTN lớp 7

    Bài tập Nam châm: Bài 18 KHTN lớp 7

    Nam châm: Lý thuyết bài 18 KHTN lớp 7

    - Bài sau:

    Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Lý thuyết bài 21 KHTN lớp 7

    Bài tập Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Bài 21 KHTN lớp 7

    Quang hợp ở thực vật: Lý thuyết bài 22 KHTN lớp 7

    Bài tập Quang hợp ở thực vật: Bài 22 KHTN lớp 7

      Lời Kết:

            Như vậy là bạn đã biết một số dạng cơ bản Bài tập Chế tạo nam châm điện đơn giản - KHTN lớp 7. Để đọc thêm về các vấn đề khoa học tự nhiên, cũng như tìm hiểu nội dung trọng tâm bài Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Lý thuyết bài 21 KHTN lớp 7. Bạn hãy ghé thăm Blog yeusachhay123 tại https://yeusachhay123.blogspot.com. Chúng tôi cung cấp nhiều bài viết chất lượng và hữu ích để hỗ trợ sự hiểu biết của bạn về các khối kiến thức trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn chăm chỉ học tập và thành công nhé!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    ĐỀ 1+ĐA. GIỮA KỲ II

    add_theme_support( 'post-thumbnails' ); set_post_thumbnail_size( 50, 50);   Câu 1. Nam châm thẳng có đặc tính nào sau đây A. Kh...