Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2023

Bài tập Hóa trị, công thức hóa học: Bài 7 KHTN7

     


    Câu 1:

     Cho nguyên tố X hóa trị II và nguyên tố Y hóa trị III. Trong một phân tử hợp chất tạo thành từ X và Y, Tỉ lệ số nguyên tử của X so với Y là

    A.1/2                           B. 2/3                        C. 3/2                      D. 6

    Đáp án: C

    Hướng dẫn:

    Giả sử trong một phân tử hợp chất tạo thành từ X và Y có a nguyên tử X và b nguyên tử Y.

    Theo quy tắc hóa trị, ta có:   TOP 10 câu Trắc nghiệm Hóa trị. Công thức hóa học có đáp án | Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) 

    Nên a/b = 3/2

    Do đó, tỉ lệ số nguyên tử của X so với Y là: 3/2

    Câu 2:

     Cho công thức hóa học của calcium nitrate là: Ca(NO3)2

    Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử là

    A. 1 Ca, 1 N và 3 O;                                           B. 1 Ca, 2 N và 5 O;

    C. 1 Ca, 1 N và 6 O;                                           D. 1 Ca, 2 N và 6 O.

    Đáp án: D

    Hướng dẫn:

    Công thức hóa học của calcium nitrate là: Ca(NO3)2 cho biết trong phân tử có:

    1 nguyên tử Ca, 2 nhóm NO3. Mà mỗi nhóm NO3 có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử O.

    Do đó, trong phân tử có:

     1 nguyên tử Ca;   2.1 = 2 nguyên tử N;     2.3 = 6 nguyên tử O.

    Câu 3:

     Phần trăm khối lượng của nguyên tố O trong hợp chất SO3

    A. 60%                 B. 40%                   C. 50%                       D. 70%.

    Đáp án: A

    Hướng dẫn:

    Khối lượng của nguyên tố O trong SO3 là: mO = 16.3 = 48 (amu)

    Khối lượng của phân tử SO3 là: MSO3 = 32 + 16.3 = 80 (amu)

    Phần trăm về của nguyên tố O trong hợp chất SO3 là:

    %mO = mO/Mso3 . 100% = 48/80 .100% = 60%

    Câu 4:

     Hóa trị của N trong hợp chất N2O5

    A. II                          B. III                         C. I                             D. V.

    Đáp án: D

    Hướng dẫn:

    Gọi hóa trị của N trong hợp chất N2O5 là a.

    Vì O có hóa trị II nên áp dụng quy tắc hóa trị, ta có:

    TOP 10 câu Trắc nghiệm Hóa trị. Công thức hóa học có đáp án | Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) 

    Nên a = V

    Vậy N hóa trị V trong hợp chất N2O5.

    Câu 5:

     R là hợp chất của Fe và O, khối lượng phân tử của R là 160 amu. Biết phần trăm khối lượng của O trong R là 30%. Công thức hóa học của R là

    A. FeO                           B. Fe2O3                      C. Fe3O4                        D. Không xác định.

    Đáp án: B

    Hướng dẫn:

    Đặt công thức hóa học của R là: FexOy

    Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử R là:  

    Khối lượng của nguyên tố Fe trong một phân tử R là: 160 – 48 = 112 (amu)

    Ta có: 56.x = 112 nên x = 2

    16.y = 48 nên y = 3

    Vậy công thức hóa học của R là Fe2O3.

    Câu 6:

    Hóa trị là

    A. con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác;

    B. con số biểu thị khả năng liên kết của các nguyên tử trong cùng một nguyên tố;

    C. con số biểu thị khả năng liên kết của phân tử này với phân tử khác;

    D. Cả A, B và C đều sai.

    Đáp án: A

    Hương dẫn:

    Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

    Câu 7:

    Trong hợp chất

    A. H luôn có hóa trị là I                                            B. O luôn có hóa trị là II;

    C. C luôn có hóa trị là IV                                          D. Cả A và B đều đúng.

    Đáp án: D

    Hướng dẫn:

    Trong hợp chất, H luôn có hóa trị là I; O luôn có hóa trị là II.

    Câu 8: 

    Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, ta có quy tắc hóa trị là

    A. tích giữa hóa trị của A và số nguyên tử của B bằng tích giữa hóa trị của B và số nguyên tử của A;

    B. hóa trị của A bằng hóa trị của B

    C. tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B

    D. tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tổng giữa hóa trị và số nguyên tử của B.

    Đáp án: C

    Hướng dẫn:

    Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, ta có quy tắc hóa trị là tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.

    Câu 9:

    Dựa vào hóa trị và quy tắc hóa trị cho biết mỗi nguyên tử Al có thể liên kết được với bao nhiêu nguyên tử Cl

    A. 1                              B. 3                             C. 2                                   D. 4

    Đáp án: B

    Hướng dẫn:

    Ta có hóa trị của Al là III, Cl là I

    Giả sử 1 nguyên tử Al liên kết được với x nguyên tử Cl.

    Theo quy tắc hóa trị, ta có: III.1 = I.x nên x = 3.

    Vậy mỗi nguyên tử Al có thể liên kết được với 3 nguyên tử Cl.

    Câu 10:

     Dựa vào hóa trị và quy tắc hóa trị cho biết mỗi nguyên tử Ca có thể liên kết được với bao nhiêu nhóm nguyên tử OH

    A. 1                             B. 3                          C. 2                           D. 4

    Đáp án: C

    Hướng dẫn:

    Ta có hóa trị của Ca là II, nhóm OH là I

    Giả sử 1 nguyên tử Ca liên kết được với x nhóm nguyên tử OH.

    Theo quy tắc hóa trị, ta có: TOP 10 câu Trắc nghiệm Hóa trị. Công thức hóa học có đáp án | Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) nên x = 2.

    Vậy mỗi nguyên tử Ca có thể liên kết được với 2 nhóm nguyên tử OH.

     >> Xem tiếp nội dung liên quan:

    - Bài trước:

    Hóa trị và Công thức hóa học: Lý thuyết bài 7 KHTN lớp 7

    Bài tập Giới thiệu về liên kết hóa học: Bài 6 KHTN lớp 7

    Giới thiệu về liên kết hóa học: Lý thuyết bài 6 KHTN lớp 7

    Bài tập Phân tử - Đơn chất – Hợp chất: Bài 5 KHTN lớp 7

    - Bài sau:

    Tốc độ của chuyển động: Lý thuyết bài 8 KHTN lớp 7

    Bài tập Tốc độ của chuyển động: Bài 8 KHTN lớp 7

    Đo tốc độ: Lý thuyết bài 9 KHTN lớp 7

    Bài tập Đo tốc độ: Bài 9 KHTN lớp 7

     Lời Kết:

            Như vậy là bạn đã biết một số dạng cơ bản Bài tập Hóa trị và Công thức hóa học - KHTN lớp 7. Để đọc thêm về các vấn đề khoa học tự nhiên, cũng như tìm hiểu về bài Tốc độ của chuyển động: Lý thuyết bài 8 KHTN lớp 7. Bạn hãy ghé thăm Blog yeusachhay123 tại https://yeusachhay123.blogspot.com/. Chúng tôi cung cấp nhiều bài viết chất lượng và hữu ích để hỗ trợ sự hiểu biết của bạn về môn KHTN và thế giới xung quanh. Chúc bạn học tập tốt và thành công!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    ĐỀ 1+ĐA. GIỮA KỲ II

    add_theme_support( 'post-thumbnails' ); set_post_thumbnail_size( 50, 50);   Câu 1. Nam châm thẳng có đặc tính nào sau đây A. Kh...