Câu 1:
Vì sao khi sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?
A. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
B. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
C. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
D. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào tăng lên khiến tỏa ra nhiều nhiệt làm nhiệt độ cơ thể tăng đồng nhịp hô hấp tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ oxygen và đào thải khí carbon dioxide do hô hấp tế bào tạo ra.
Câu 2:
Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì
A. lá cây không quang hợp được.
B. rễ cây không hô hấp tế bào được.
C. rễ cây hấp thụ quá nhiều nước.
D. lá cây không thoát hơi nước kịp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Vì khi cây bị ngập nước, oxygen trong không khí không thể khuếch tán vào đất khiến cho rễ cây không thể lấy oxygen để hô hấp tế bào → Rễ cây chết dần → Cây không hấp thụ được nước và muối khoáng → Cây sẽ chết.
Câu 3:
Vì sao khi chơi thể thao hoặc lao động chân tay trong thời gian dài lại có thể dẫn đến tình trạng chuột rút?
A. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều carbon dioxide hơn lúc bình thường, nếu thiếu carbon dioxide có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
B. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều oxygen hơn lúc bình thường, nếu thiếu oxygen có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
C. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều nhiệt năng hơn lúc bình thường, nếu thiếu nhiệt năng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
D. Do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều nước hơn lúc bình thường, nếu thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Khi chơi thể thao hoặc lao động chân tay trong thời gian dài lại có thể dẫn đến tình trạng chuột rút do khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều oxygen hơn lúc bình thường để tiến hành hô hấp tế bào tạo năng lượng; nếu thiếu oxygen, tế bào cơ thiếu hụt năng lượng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút.
Câu 4:
Vì sao khi chơi thể thao hoặc lao động chân tay trong thời gian dài lại dẫn đến tình trạng đau mỏi cơ?
A. Vì khi đó cơ thể thừa oxygen dẫn đến tế bào phải hô hấp có khí oxygen, quá trình đó sinh ra acid lactic, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
B. Vì khi đó cơ thể thiếu oxygen dẫn đến tế bào phải hô hấp không có khí oxygen, quá trình đó sinh ra acetic acid, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
C. Vì khi đó cơ thể thiếu carbon dioxide dẫn đến tế bào phải hô hấp không có khí carbon dioxide, quá trình đó sinh ra acid lactic, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
D. Vì khi đó cơ thể thiếu nước dẫn đến tế bào phải hô hấp không có nước, quá trình đó sinh ra acetic acid, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Khi chơi thể thao hoặc lao động chân tay trong thời gian dài dẫn đến tình trạng đau mỏi cơ là vì khi đó cơ thể thiếu oxygen dẫn đến tế bào phải hô hấp không có khí oxygen, quá trình đó sinh ra acid lactic, gây ra hiện tượng đau mỏi cơ.
Câu 5:
Vì sao trong các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm người ta lại phải khống chế sao cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu?
A. Vì hô hấp tế bào làm cho lương thực thực phẩm nhanh thối và hỏng.
B. Vì hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, dẫn đến làm giảm số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian bảo quản.
C. Vì hô hấp tế bào góp phần tổng hợp chất hữu cơ của tế bào, dẫn đến làm tăng số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian bảo quản.
D. Vì hô hấp tế bào sinh ra các chất độc hại khiến lương thực, thực phẩm trở thành nguồn gây bệnh cho người dùng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Trong các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm người ta lại phải khống chế sao cho hô hấp luôn ở mức tối thiểu vì hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, dẫn đến làm giảm số lượng và chất lượng của lương thực, thực phẩm sau một thời gian bảo quản.
Câu 6:
Cho các điều kiện sau:
1. Nhiệt độ thấp
2. Hàm lượng nước trong tế bào giảm
3. Nhiệt độ cao trong giới hạn cho phép
4. Nồng độ khí oxygen trong tế bào cao
5. Nồng độ khí oxygen trong tế bào thấp
6. Nồng độ khí carbon dioxide cao
7. Nồng độ khí carbon dioxide thấp
Trong các điều kiện kể trên, điều kiện làm cho hô hấp tế bào giảm là
A. 1, 2, 5, 6.
B. 2, 3, 4, 7.
C. 2, 3, 4, 6.
D. 1, 2, 4, 6.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Hô hấp tế bào giảm ở nhiệt độ thấp, hàm lượng nước trong tế bào giảm, nồng độ khí oxygen trong tế bào thấp và nồng độ khí carbon dioxide cao.
Câu 7:
Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật là khoảng
A. 25oC - 30oC.
B. 20oC - 30oC.
C. 25oC - 35oC.
D. 30oC - 35oC.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật là khoảng 30oC - 35oC.
Câu 8:
Nồng độ khí carbon dioxide khoảng bao nhiêu thì thuận lợi cho hô hấp tế bào?
A. Khoảng 0,02%.
B. Khoảng 0,01%.
C. Khoảng 0,03%.
D. Khoảng 0,04%.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Nồng độ khí carbon dioxide khoảng 0,03% (chính bằng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí) thì thuận lợi cho hô hấp tế bào.
Câu 9:
Cho các yếu tố sau:
1. Ánh sáng
2. Nhiệt độ
3. Độ ẩm và nước
4. Nồng độ khí oxygen
5. Nồng độ khí carbon dioxide
Số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp tế bào là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Trong các yếu tố trên, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp tế bào bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm và nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide.
Câu 10:
Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết nồng độ oxygen trong không khí chiếm bao nhiêu %?
A. 20%.
B. 21%.
C. 30%.
D. 31%.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Nồng độ oxygen trong không khí chiếm khoảng 21%, nồng độ này thích hợp cho quá trình hô hấp tế bào.
Câu 11:
Cho các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm sau:
1. Bảo quản lạnh
2. Bảo quản khô
3. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
4. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp
Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ,… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ,… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản khô. Vì khi làm giảm hàm lượng nước ở những loại hạt này vừa giúp giảm cường độ hô hấp tế bào vừa không ảnh hưởng đến chất lượng của hạt.
Câu 12:
Đối với các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt, cá,… tại gia đình chúng ta ưu tiên sử dụng phương pháp bảo quản nào?
A. Bảo quản lạnh.
B. Bảo quản khô.
C. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao.
D. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Đối với các loại thực phẩm như rau củ quả, thịt, cá,… tại gia đình chúng ta ưu tiên sử dụng phương pháp bảo quản lạnh. Đây là biện pháp dễ áp dụng và đảm bảo được chất lượng của thực phẩm trong khoảng thời gian nhất định.
Câu 13:
Vì sao có thể giữ các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi chân không?
A. Vì trong túi chân không kín khí nên vi sinh vật không vào được.
B. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen rất thấp, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.
C. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen ổn định, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.
D. Vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen tăng cao, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Hút chân không tạo ra môi trường tương đối không có không khí. Do đó, có thể giữ các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi chân không vì trong túi chân không hàm lượng khí oxygen rất thấp, hạn chế quá trình hô hấp của thực phẩm.
Câu 14:
Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao?
A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tế bào giảm.
B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tế bào tăng.
C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao thúc đẩy nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp giảm.
D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao thúc đẩy nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tăng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Người ta bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao vì nồng độ khí carbon dioxide cao ức chế nhiều hoạt động trao đổi chất làm hô hấp tế bào giảm.
Câu 15:
Để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh hiện tượng đau mỏi cơ và hiện tượng chuột rút thì chúng ta cần:
1. Lao động và chơi thể thao thường xuyên
2. Vận động nhẹ nhàng vừa sức
3. Trước khi tham gia các hoạt động thể thao cần có các động tác khởi động
4. Bổ sung các chất kích thích để có thêm năng lượng
5. Mang vác các vật nặng thường xuyên
Số đáp án đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Để có một cơ thể khỏe mạnh, tránh hiện tượng đau mỏi cơ và hiện tượng chuột rút, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp giúp cơ thể thực hiện được hô hấp tế bào hiệu quả như: lao động và chơi thể thao thường xuyên, vận động nhẹ nhàng vừa sức, trước khi tham gia các hoạt động thể thao cần có các động tác khởi động.
>> Xem tiếp nội dung liên quan:
- Bài trước:
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào: Lý thuyết bài 26 KHTN lớp 7
Bài tập Hô hấp tế bào: Bài 25 KHTN lớp 7
Hô hấp tế bào: Lý thuyết bài 25 KHTN lớp 7
- Bài sau:
Bài tập Thực hành hô hấp ở thực vật: Bài 27 KHTN lớp 7
Trao đổi khí ở sinh vật: Lý thuyết bài 28 KHTN lớp 7
Bài tập Trao đổi khí ở sinh vật: Bài 28 KHTN lớp 7
Lời Kết:
Như vậy là bạn đã biết những dạng cơ bản Bài tập Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào - KHTN lớp 7. Để đọc thêm về các vấn đề khoa học tự nhiên, cũng như tìm hiểu nội dung bài Bài tập Thực hành hô hấp ở thực vật: Bài 27 KHTN lớp 7. Bạn hãy ghé thăm Blog yeusachhay123 tại https://yeusachhay123.blogspot.com/. Chúng tôi cung cấp nhiều bài viết chất lượng và hữu ích để hỗ trợ sự hiểu biết của bạn về các khối kiến thức trong quá trình học tập. Chúc bạn luôn chăm chỉ học tập và thành công nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét